Follow Us

GÓC HỎI & ĐÁP CÙNG CHUYÊN GIA TỪ AMERICAN CHIROPRACTIC CLINIC!

Chân thành cám ơn ACC đã cùng chúng tôi trả lời các câu hỏi từ vận động viên.

Mình đã chạy bộ được 1,5 năm. Cách đây 1 tháng mình vận động qua sức (chạy nhiều)và do không khởi động kỹ nên mình bị đau bắp chân dưới bên phải ạ. Mình có nghỉ ngơi và uống thuốc nhưng tình trạng không cải thiện (khi uống thuốc thì giảm đau nhưng sau vài ngày thì đau trở lại khi bắt đầu chạy hoặc bước cầu thang). Mình nên đi khám để mau phục hồi hay tiếp tục nghỉ ngơi để tự phục hồi ạ?

“Xin chào bạn. Chấn thương ở vùng cơ bắp chân rất phổ biến ở vận động viên chạy bộ. Tại bắp chân có hai cơ, và chấn thương thường xảy ra ở vị trí giao nhau giữa hai cơ này. Nếu để tự hồi phục thì sẽ khá mất thời gian. Nếu tình trạng này xảy ra trên một tháng không dứt thì cần được điều trị bằng phương pháp kết hợp giữa sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao và các bài tập phục hồi chức năng Chuyên biệt. Kỹ thuật Tân Châm (kỹ thuật tân châm kích thích huyệt vị trên cơ sở giải phẫu học của phương Tây, dùng kim châm tác động vào vùng cơ bị sưng viêm, giúp giảm đau viêm nhanh chóng) cũng khá có ích trong việc điều trị chấn thương này.” – Tham vấn y khoa: BS. Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC.

Mình chạy bộ hơn 1 năm rồi nhưng vừa rồi chạy cự ly 10km, những bước cuối gối phải bị đau (ko sưng đỏ), đau khi gập gối. Khoảng 3 ngày thì hết đau. Tháng sau chạy lại, đến km thứ 3 thì bị lại triệu chứng cũ. I have been running for more than a year

“Đau đầu gối do chạy bộ có thể xuất hiện vì nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là do:

  • Luyện tập quá sức: khi vận động viên không nghỉ ngơi đủ giữa mỗi lần chạy
  • Vấn đề về cơ chế sinh học: Có thể do chọn giày chạy sai và không có phương pháp chạy đúng đắn. Thông thường các bác sĩ có thể kiểm tra vật lý hoặc thông qua phim chụp cộng hưởng từ MRI để xác định tình trạng khớp đầu gối. Nếu không có chấn thương nghiêm trọng trong cấu trúc đầu gối, bạn cũng có thể được phân tích dáng đi thông qua những đoạn phim quay lại hình ảnh chạy qua máy treadmill. Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá được chấn thương đầu gối xảy ra do chạy không đúng cách, hay do những nguyên nhân khác.” – Tham vấn y khoa: BS. Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC.

Mỗi lần chạy về đích tôi thấy bình thường (10km) nhưng khi đi bộ khoảng vài trăm m nữa thì tôi cảm thấy có hiện tượng vọp bẻ (chuột rút) vậy với cự ly 21km tôi có thể duy trì tốc độ như 10km không?

“Còn lệ thuộc vào bạn đã chạy bao lâu rồi. Nếu bạn mới bắt đầu tập chạy và bị chuột rút ngay sau khi kết thúc ở km thứ 10, bạn sẽ cần phải luyện tập thêm để cơ khớp khỏe hơn trước khi bắt đầu chạy lên cự li 21km. Đến khi dễ dàng chạy 10 – 15km trong lúc tập luyện mà không bị chuột rút, bạn đã có thể chạy tăng lên cự li 21km được rồi.” – Tham vấn y khoa: BS. Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC.

Năm 2013 mình bị va chạm ô tô và bị chấn thương phần mềm chỗ cổ chân trái (trên mắt cá 1 xíu) bây giờ mỗi khi chạy hơi nhiều ( trên 10km ) là chân trái mình lại bị đau chỗ trên mắt cá chân trái, thường thì 2,3 ngày là hết. Nhưng cách đây 2 tuần mình chạy 21 km chân bị đau như mọi lần, nghỉ 3 ngày có đỡ, nhưng chưa khỏi mình lại tiếp tục chạy, nhưng chạy đc 5km thì đau quá, mình nghỉ đến nay nửa tháng rồi vẫn chưa khỏi, vẫn đau nhói, đau khi cử động đi lại. Mong HCMC Marathon 2020 tư vấn giúp mình. Thanks

“Trong trường hợp chấn thương mắt cá dài hạn này, hậu quả đầu tiên sẽ khiến bạn chạy một cách không cân bằng. Ngày qua ngày tình trạng sẽ càng tiến triển trầm trọng hơn. Khi xuất hiện những cơn đau cần phải điều trị, thông thường bạn sẽ phải chạy trên máy treadmill và được quay phim lại trong lúc chạy. Dựa trên kết quả phân tích dáng chạy, các bác sĩ sẽ ra chỉ định điều trị bằng phương pháp thích hợp kết hợp với chương trình phục hồi chức năng Chuyên biệt. Phần lớn những ca bệnh được chẩn đoán và điều trị đúng đều có thể hồi phục hoàn toàn.” – Tham vấn y khoa: BS. Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC.

Tôi đã chạy bộ được hơn 1 năm. Gần đây sau khi chạy khoảng 5 -6km (tốc độ khoảng 10-12km/h) thì chân tôi có dấu hiệu bị đau ở gối bên trái dây chằng ngoài khó co duỗi chân để chạy nhanh được. Tình trạng này tiếp diễn khi đi chạy trail, đến hôm sau khi nghỉ ngơi thì tôi đi lại bình thường. Mong đội ngũ ACC giúp tôi tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết chấn thương này. Tôi xin cảm ơn.

“Khi một bên đầu gối bắt đầu bị đau ở một vị trí nhất định còn những vị trí khác thì bình thường không đau, điều đó có thể là biểu hiện của một số vấn đề. Thứ nhất có thể do bàn chân bên bị đau có xu hướng sụm vòm vào trong hoặc xoay đổ ra ngoài, nguyên nhân có thể
do bàn chân bẹt, do mang loại giày có đế quá mềm hoặc chọn sai loại giày chạy. Nguyên nhân khác có thể do dáng chạy sai hoặc không cân bằng. Thông thường để chẩn đoán chính xác bác sĩ sẽ cần kiểm tra đầu gối và xác định vị trí bị chấn thương, có thể là dây chằng hoặc sụn khớp. Sau đó tôi sẽ quay lại dáng chạy của bạn khi đang chạy trên máy treadmill. Đoạn phim sẽ được phân tích kĩ càng bằng phần mềm chuyên dụng và giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, tư vấn chọn giày đúng đắn hoặc điều chỉnh dáng chạy cho bạn.” – Tham vấn y khoa: BS. Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC.

Em đang tập cho giải FM, mấy tuần trước e tập bình thường, mỗi tuần trung bình khoảng 60-80km. Cách đây khoảng 1 tuần sau khi chạy 25km về e bị đau phần dưới mắt cá chân, co bàn chân lên cũng đau, đi lại hơi đau, đầu gối cũng hơi đau (nhẹ). E nghỉ 1 ngày, sau đó chạy nhẹ lại (6km) thì ko thấy đau nhưng chạy tầm 15km bị đau lại cho đến bây giờ ko giảm đau. BS cho e hỏi nguyên nhân & cách điều trị. Tks

“Trong trường hợp này, điều đầu tiên mà tôi cần biết là liệu đã có chấn thương hay chưa. Thông thường tôi có thể xác định được thông qua việc kiểm tra vật lí khớp đầu gối và mắt cá của bạn. Phần lớn trường hợp khi xuất hiện triệu chứng đau mắt cá sau đó lan lên đau đầu gối thì cơn đau đầu gối là hậu quả xuất phát từ vấn đề ở mắt cá chân. Với bạn, ngoài việc kiểm tra vật lí, có thể tôi sẽ chỉ định chụp thêm phim X Quang hoặc cộng hưởng từ MRI. Tôi cũng có thể chỉ định phân tích dáng đi của bạn để xác định liệu loại giày chạy bạn chọn có đúng hay không, hoặc bạn có chạy đúng cách hay không. Tình trạng của bạn có thể được điều trị thông qua phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) kết hợp cùng vật lí trị liệu.” – Tham vấn y khoa: BS. Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC.

Đầu gối trái thì có cảm giác đau ở dây chằng sau, và nhói lên ở phía trước khi bước lên cầu thang. khi chạy 1 thời gian (chạy vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ) thì đằng sau đầu gối bắt đầu đau ở vị trí dây chằng phía bên trái. Khi đảo chiều chạy thuận chiều kim đồng hồ thì bớt đau và tiếp tục chay được, có cảm giác những đoạn ôm cua về bên trái tạo áp lực lên cho đầu gối

“Theo như mô tả từ bạn, tôi nghĩ có thể bạn đang gặp phải chấn thương. Tuy nhiên, do không có đầy đủ thông tin như bạn hiện nay bao nhiêu tuổi, và vị trí đau chính xác ở đâu, tôi chưa thể chẩn đoán chắc chắn được. Về cơ bản, bạn cần được kiểm tra chân để xác định nguyên nhân gây ra cơn đau. Thông thường những vấn để tương tự này rất dễ điều trị, bởi đó không phải chấn thương nghiêm trọng.” – Tham vấn y khoa: BS. Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC.

Mỗi lần hoàn thành cự ly chạy khoảng 25-30 km chân tôi bị đau tại vùng bắp vế và mu bàn chân. Xin vui lòng giúp tôi giải thích rõ nguyên nhân và hướng khắc phục cũng như biện pháp ngăn ngừa. Chân thành cảm ơn.

“Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng này. Bởi bạn đã luyện tập chạy cự li dài khá lâu trước khi vấn đề xuất hiện, có thể đó là sưng viêm gây ra bởi sự thiếu cân bằng về sinh học. Mu bàn chân thường bị đau khi đế giày bị mòn, hoặc dáng chạy không tốt cho bàn chân. Việc sử dụng đế chỉnh hình bàn chân đặc biệt có thể giúp cải thiện tình trạng. Đôi khi bạn sẽ phải xem xét mang loại giày khác. Có thể bạn sẽ phải điều trị trong trường hợp nặng, nhưng nói chung là không cần thiết lắm.” – Tham vấn y khoa: BS. Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC.

Mình 25 tuôi, bắt đầu chạy gần được 1 tháng nay. Gần đây chân trái bị đau ở phần đầu gối (2 tuần trước) và Mu bàn chân (5 ngày nay)

“Đó là những vấn đề thường thấy do đặt áp lực lên đầu gối khá nhiều, trong khi bạn chỉ mới bắt đầu chạy. Cần mất một thời gian để vận động viên tập luyện tăng sức mạnh cho cơ và đầu gối để có thể chạy được xa hơn mà không gây chấn thương. Có rất nhiều runner mới tập chạy nhưng thiếu nghỉ ngơi giữa các lần chạy, do đó cơ thể không kịp thời gian hồi phục. Thông thường bác sĩ cần phải phải kiểm tra tình trạng xương khớp để đảm bảo bạn không gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Đồng thời, có thể bạn sẽ được chỉ định điều trị phần sưng viêm và đau. Sau khi đã hồi phục, bạn cần tuân theo một kế hoạch tập luyện khoa học, với thời gian nghỉ ngơi đầy đủ.” – Tham vấn y khoa: BS. Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC.

Khi vận động mạnh, ở lòng bàn chân phải của em có cảm giác bị kéo căng từ ngón thứ ba đến giữa lòng bàn chân làm em rất nhói nhưng sau đó chạy nhẹ khoảng vài bước thì trở lại bình thường, vậy cho em hỏi mọi người có bao giờ bị tình trạng này trong tập luyện hay không và có cách nào khắc phục được tình trạng này hay không? Em cám ơn Ban tổ chức.

“Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra triệu chứng như vậy là do u dây thần kinh Morton (Morton neuroma), là tình trạng viêm dây thần kinh và sưng lên giữa các xương bàn chân. Triệu chứng thường xuất hiện ở đầu ngón chân khi ngón chân bị căng ra phía sau, hoặc khi bàn chân bị ép lại với nhau. Tình trạng này có thể được điều trị dễ dàng qua phương pháp vật lí trị liệu, và thường khả năng đáp ứng điều trị rất nhanh.” – Tham vấn y khoa: BS. Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC.

Bị đau dưới mắt cá chân, đầu gối và hông, chữa trị thế nào, tập luyện thế nào khỏi đau

“Đau mắt cá chân, đau đầu gối và đau hông xuất hiện cùng lúc, đặc biệt ở một bên, thường chứng tỏ bạn chọn loại giày không ổn, hoặc có dáng chạy không đúng cách. Cả hai vấn đề này đều có thể được đánh giá lại thông qua phân tích dáng đi, thông qua đó chúng tôi có thể chỉ định điều trị kết hợp đưa ra lời khuyên luyện tập đúng cách. Hầu hết những ca tương tự đều có thể được chữa lành vĩnh viễn với chương trình điều trị thích hợp.” – Tham vấn y khoa: BS. Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC.

Đầu gối trái khi xoay khớp khởi động bị kêu rất rõ như hai khớp chạm vào nhau.

“Khi có hiện tương xoay khớp gây ra những âm thanh crắc crắc rất rõ thì có thể do 3 nguyên nhân sau. Đầu tiên là do tổn thương sụn khớp, thứ hai là khớp bắt đầu bị lỏng lẻo do dây chằng bị căng, và thứ ba nguyên nhân có thể đến từ dịch khớp. Bác sĩ cần phải kiểm tra khớp đầu gối để đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất cho bạn. Trong phần lớn trường hợp vấn đề của bạn hoàn toàn có thể được điều trị tận gốc không dùng thuốc hay phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ.” – Tham vấn y khoa: BS. Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám ACC.

Bạn không tìm thấy điều mình muốn hỏi?
Để lại câu hỏi của bạn bên dưới và chúng tôi sẽ phản hồi mỗi 2 tuần tại đây 🙂
error: