Trước và sau khi chạy, hãy dành 5-10 phút để khởi động và giãn cơ. Điều này giúp tăng lưu thông máu, cải thiện linh hoạt cơ thể, và giảm nguy cơ chấn thương. Giãn cơ sau khi chạy cũng giúp giảm căng cơ và phục hồi cơ thể.
Lưu ý: Khi trời lạnh hoặc nếu cơ thể chưa quen, khởi động kỹ hơn và tránh giãn cơ quá mức sau khi tập. Nếu cảm thấy đau nhức, dừng lại và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Gợi ý bài tập:
Khi mới bắt đầu chạy bộ, đừng vội chạy quá nhanh hay quá xa. Hãy kết hợp đi bộ và chạy trong những quãng ngắn để cơ thể thích nghi dần. Chọn tốc độ phù hợp, không nên bắt đầu quá nhanh.
Khi đã quen, tăng dần cường độ, quãng đường và thời gian chạy mỗi tuần (có thể tăng thêm 5-10 phút hoặc 0.5-1 km). Việc tiến bộ từ từ giúp cơ thể thích nghi, giảm nguy cơ chấn thương và đạt hiệu quả tốt hơn.
Luôn lưu ý lắng nghe cơ thể, nếu cảm thấy đau nhức hoặc mệt mỏi, giảm tốc độ hoặc dừng lại để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể thêm các bài tập khác để tránh nhàm chán và cải thiện hiệu quả.
Lắng nghe cơ thể của bạn trong quá trình tập luyện có thể xem là điều quan trọng nhất khi bắt đầu tập luyện chạy bộ.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc có các cảm giác đau nhức cơ bắp không bình thường, khó thở, chóng mặt, buồn nôn,… hãy nghỉ ngơi và cho cơ thể hồi phục. Đừng ép buộc mình quá sức, vì điều này có thể gây những chấn thương nghiêm trọng hoặc gây mất hứng thú, sợ hãi với việc chạy bộ.
Đặc biệt trước khi tham gia bất kỳ một cuộc đua nào, hãy tham khảo các bước để hiểu cơ thể thật kỹ và sẵn sàng cho cuộc đua nhé!
Chế độ ăn uống cân bằng và đủ giấc ngủ rất quan trọng để duy trì sức khỏe và hiệu quả luyện tập. Hãy đảm bảo bạn cung cấp đủ protein, carb và chất béo lành mạnh cho cơ thể. Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi để cơ thể phục hồi.
Một đôi giày chạy bộ phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo sự thoải mái và tránh chấn thương. Hãy tìm một cửa hàng chuyên về giày chạy bộ và nhờ nhân viên tư vấn bạn về đôi giày phù hợp với chân của bạn.
Hãy tìm nguồn động lực từ các nhóm chạy, bạn bè hay mục tiêu tham gia giải chạy để duy trì sự kiên trì và niềm đam mê với chạy bộ. Điều quan trọng là tìm thấy điểm mạnh và niềm vui trong việc chạy bộ sẽ giúp bạn gắn bó và tập luyện thoải mái, hiệu quả hơn.
Hy vọng những chia sẻ từ anh Hậu Lê sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu trong hành trình luyện tập chạy bộ của mình.
—
Tips from Experts là chuỗi các nội dung kinh nghiệm về chạy bộ được chia sẻ bởi các Chuyên gia/ VĐV nhiều kinh nghiệm, dành cho những bạn mới tham gia chạy bộ hoặc chuẩn bị chinh phục những cột mốc đầu tiên của mình. Mỗi tuần, HCMC Marathon sẽ chia sẻ những kinh nghiệm này, và hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong hành trình tập luyện của mình.
]]>Chạy dài là một bài tập quan trọng nằm trong giáo án luyện tập chạy đường trường (Distance Running). Mục tiêu chạy dài giúp VĐV nâng cao sức bền, chuẩn bị những yếu tố cần thiết để hoàn thành cuộc đua.
Để hiểu về bài chạy dài thường chúng ta sẽ nhìn vào các yếu tố sau:
Cường độ bài chạy dài sẽ tùy thuộc vào mục tiêu và giai đoạn tập luyện, bao gồm:
1. Chạy dài ngưỡng nhẹ: Giống như tên gọi, bài này thực hiện ở ngưỡng nhẹ, tầm 70-80% sức, tương ứng nhịp tim nằm trong vùng Zone 2-3. Xét về độ khó thì đây là bài tập chạy dài dễ thở và ít trở ngại nhất.
VD:
– 12km @E
– 14km @E + 1km @tăng tốc
(Xem thêm chú thích ký hiệu về các vùng tốc độ tập luyện ở phần chú giải cuối bài)
2. Chạy dài có xen cường độ cao (một dạng của Fartlek):
Đây được xem là bài tập rất quan trọng để giúp người chạy làm quen với áp lực của cuộc đua cự ly dài. Có rất nhiều biến thể được tạo ra tùy vào ý đồ của huấn luyện viên và người chạy. Dưới đây sẽ liệt kê 2 dạng cơ bản nhất để các bạn tham khảo:
. Fast Finish LR:
– 14km @E + 2km @T
– 24km @E + 3km @MP
. Sandwich LR:
– 6km @E + 6km @T + 6km @E
– 10km @E + 10km @MP + 4km @E
(Xem thêm chú thích ký hiệu về các vùng tốc độ tập luyện ở phần chú giải cuối bài)
Về độ khó, đây là những bài tập có độ khó cao. Khi kết hợp với bài tập khác, có thể tạo áp lực lớn về tâm lý cho người chạy. Do đó, trình độ và năng lực cần tương đối vững trước khi tiếp cận. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về những chấn thương phổ biến và cách phòng tránh trước bài chạy dài.
Thông thường lộ trình tiếp cận sẽ như sau:
Để chuẩn bị tốt cho bài chạy dài, VĐV cần chú ý:
Không chỉ với bài chạy dài, sau bất kỳ buổi tập nào, VĐV cần tập trung vào việc hồi phục cơ thể để chuẩn bị cho bài tập tiếp theo.
Một số điều VĐV nên thực hiện để tăng chất lượng hồi phục sau một bài tập chạy dài:
Chạy dài là bài tập quan trọng nhưng cũng đầy thử thách. Hiểu đúng và chuẩn bị tốt cho nó sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn. Chúc các vận động viên có những cải thiện tốt trong việc tập luyện. Hẹn gặp lại tại HCMC Marathon 2025!
Xem thêm thông tin về HLV Nguyễn Phạm Công Hậu tại Học viện chạy bộ Magic Stride
Tips from Experts là chuỗi các nội dung kinh nghiệm về chạy bộ được chia sẻ bởi các Chuyên gia/ VĐV nhiều kinh nghiệm, dành cho những bạn mới tham gia chạy bộ hoặc chuẩn bị chinh phục những cột mốc đầu tiên của mình. Mỗi tuần, HCMC Marathon sẽ chia sẻ những kinh nghiệm này. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong hành trình tập luyện của mình.
Hiện nay, các dòng đồng hồ thể thao có chức năng xác định vùng nhịp tim (HR Zone) để phân biệt ngưỡng tập luyện. Các Zone này được thiết lập dựa theo % của HRR (Heart Rate Reserve) theo công thức:
HRR = Max HR – Rest HR
(a) Max HR: nhịp tim tối đa. Thường được xác định thông qua ghi nhận thực tế với VĐV lúc vận động
(b) Rest HR: nhịp tim nghỉ. Ghi nhận lúc VĐV ở trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn, thường là lúc ngủ dậy
Sau đó thiết bị sẽ tính toán các vùng ngưỡng dựa trên công thức:
Rest HR + % HRR
Ví dụ:
Max HR = 190, Rest HR = 60
HRR = 190 – 60 = 130
*Vùng Zone 3 (tầm 70-80%): 151-164 bpm
70% >> 60 + 70% * 130 = 151
80% >> 55 + 80% * 150 = 164
*Vùng Zone 4 (tầm 80-90%): 165-177 bpm
90% >> 60 + 90% * 130 = 177
@E: Easy Pace, tốc độ nhẹ nhàng, tầm 60 – 70% sức, HR Zone 2 và đầu Zone 3. Người chạy thường có thể nói chuyện thoải mái ở pace này
@Long Run: (một cách gọi khác là Steady Pace) là tốc độ nhanh hơn Easy nhưng chậm hơn MP. HR thường ở trong Zone 3. Thường không thoải mái để nói chuyện, cần tập trung.
@MP: Marathon Pace, là tốc độ tập bài mà ở đó gần sát với năng lực chạy đua 42.2km. HR ở gần cuối Zone 3 và đầu Zone 4. (Tùy theo trình độ VĐV mà Zone của MP sẽ khác nhau)
@T: Threshold Pace, tốc độ tập gần ngưỡng lactate, HR trong Zone 4 và đầu Zone 5
@3K: pace đua cự ly 3km
@5K: pace đua cự ly 5km
@10K: pace đua cự ly 10km
>> Các pace đua ở trên thường được dùng để xác định chỉ số cho các bài tập VO2max 400m/600m/800m/1km/1k2, đến các bài Lactate Threshold 1k6-2k4
]]>